Tin Tức

Cần Trục Tự Hành




Cần Trục Tự Hành


Cần trục tự hành là loại cần trục được đặt trên ô tô  hay máy kéo bánh xích[1]. Cần trục tự hành là loại cần trục có thiết bị phát động lực là động cơ đốt trong, hệ thống di chuyển bằng bánh xích hoặc bánh lốp, nó có tính cơ động rất cao, có khả năng di chuyển trong phạm vi khá rộng lớn.


Cần trục tự hành thường có tay cần nghiêng so với phương ngang khi hoạt động cẩu lắp. Góc nghiêng tay cần tối đa là 750. Cần trục tự hành dùng trọng lượng của ôtô hay của máy kéo bánh xích làm đối trọng.


Cần trục tự hành nói chung, cần trục tự hành bánh xích nói riêng là thiết bị được dùng khá phổ biến trong xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, trong lắp đặt thiết bị khác như búa đóng cọc, khoan cọc nhồi, máy cắm bấc thấm,….


Đa số các loại cần trục loại này đều được nhập ngoại với giá rất cao, thậm chí còn phải nhập các loại cần cẩu đã hết khấu hao, gây tác hại xấu đến môi trường và sự phát triển của ngành cơ khí.


Tại Việt Nam, Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung đã nghiên cứu chế tạo được cần trục tự hành bánh xích, về mặt kiểu dáng công nghiệp có những khác biệt so với những thiết bị cùng chủng loại của nước ngoài; về mặt kỹ thuật tuy còn một số điều cần cải tiến, xong có thể xem đây là cần trục tự hành bánh xích đầu tiên được chế tạo đồng bộ tại nước ta (ngoại trừ một số cụm khả năng cơ khí của chúng ta chưa chế tạo được như động cơ đốt trong công suất lớn, hệ thủy lực…)[2] .

 
Phân Loại

+ Dựa vào hệ thống di chuyển có các loại : cần trục bánh xích , cần trục bánh lốp , cần trục lưu động ôtô .
+ Dựa vào hệ dẫn động có các loại : cần trục thủy lực , cần trục dẫn động cơ khí , cần trục dẫn động điện.


Các Cách Thay Đổi Tầm Với

Tầm với của loại cần trục này thay đổi được bằng các cách:

1.     Thay đổi góc nghiêng tay cần.

2.     Tịnh tiến thụt thò tay cần(cần trục ống lồng)(cẩu KATO).

3.     Sử dụng thêm mỏ cần phụ.

Ưu Nhược Điểm

Cần trục tự hành có tính cơ động cao, ít tốn công lắp dựng.

Tầm với và chiều cao nâng bị hạn chế, do chiều dài hữu hạn của tay cần và vị trí đứng thấp: phải vươn từ dưới đất lên cao.


Phạm Vi Sử Dụng Hiệu Quả

Cần trục tự hành thường dùng xây lắp các công trình nhà công nghiệp (thường là một tầng) và các công trình dân dụng thấp tầng.


Cần trục tự hành bánh xích

Hình 1: Cấu tạo cần trục bánh xích:


1. Móc câu ; 2. Dây cáp nâng hạ vật; 3. palăng 4. Cần ; 5. Hệ thống di chuyển bằng xích ; 6. Thiết bị tựa quayLà phương tiện được sử dụng trong công tác xếp dỡ, vận chuyển, xây lắp. Do diện tích bề mặt của dải xích lớn nên cho phép làm việc được cả với nền đất yếu, trên nền đất chưa được đầm chắc và làm phẳng. Ở trạng thái di chuyển có thể di chuyển trên nền có áp suất 15-20 N/cm2 và ở trạng thái làm việc áp lực cho phép không nhỏ hơn 30 N/cm2.

 
Cần trục bánh xích thường có 2 loại: cần trục bánh xích để lắp dỡ và cần trục bánh xích chuyên dùng để lắp ráp.

Đặc Điểm Cấu Tạo


Móc câu 1 dùng để móc vào vật .
Dây cáp nâng hạ vật 2 gắn với móc để nâng hạ vật .
Palang 3 bố trí ở đầu cần .
Cần 4 có thể thay đổi góc nghiêng để thay đổi tầm với khi nâng vật .
Hệ thống di chuyển bằng xích 5 gồm khung di chuyển tựa trên hai dãy xích qua các bánh sao chủ động, bánh sao bị động và hệ thống con lăn.
Cơ cấu quay của cần trục trên phần di chuyển qua thiết bị tựa quay 6. Trên phần quay là thiết bị công tác, thiết bị động lực, các cơ cấu nâng chính, nâng phụ, cơ cấu thay đổi tầm với, cơ cấu quay và ca bin điều khiển.

Nguyên lý hoạt động


Khi cần trục hoạt động , móc 1 gắn vào vật.Thông qua hệ thống tời và pa lăng 3 để nâng hạ vật.Cần 4 có khả năng thay đổi góc nghiêng để thay đổi độ cao nâng vật , điều chỉnh vật tới vị trí cần thiết. Phần quay của cần trục trên phần di chuyển của thiết bị tựa quay giúp cho phần trên của máy có thể quay quanh trục trong khi máy vẫn đứng yên .Nhờ có khả năng này mà cần trục xích cơ động hơn trong quá trình làm việc tránh phải di chuyển nhiều.


Các thông số cơ bản của máy: Cần trục tự hành dùng cơ cấu di chuyển bằng bánh xích có rất nhiều loại với nhiều hãng sản xuất khác nhau.Mỗi máy có thông số kĩ thuật khác nhau.


Ví dụ: Cần trục tự hành bánh xích DEK-50 do Liên Xô cũ sản xuất: (Tham khảo tài liệu Sổ tay chọn máy thi công,tác giả Vũ Văn Lộc (chủ biên),NXB xây dựng) .
Trọng lượng : Toàn bộ : 90,8 T
Đối trọng : 14,4 T
Áp lực lên đất 1,78 kG/cm2
Vận tốc di chuyển 0,43 Km/h
Sức nâng 50T
Chiều dài cần 40m
Tầm với (min/max) 5/20m
Tốc độ quay của bàn quay 0,5 vòng/phút
Ưu nhược điểm

Ưu điểm:
- Tải trọng nâng lớn có thể lên tới 500t đối với cần trục xích chuyên dùng
- Làm việc không cần các chân tựa như cần trục bánh lốp
- Có thể di chuyển với tốc độ 0,5–1 km/h theo bất kỳ hướng nào trên công trình xây dựng
- Độ ổn định khi làm việc cao
Nhược điểm:
- Tốc độ di chuyển chậm
- Khó khăn khi di chuyển đường xa.Khi di chuyển từ công trường này đến công trường khác cần phải có thiết bị vận tải chuyên dụng.
Phạm vi sử dụng

Do có tải trọng nâng lớn, khả năng di động vạn năng nên cần trục xích được sử dụng rộng rãi trên các công trường xây dựng dân dụng và công nghiệp, và hoàn toàn có khả năng thay thế các cần trục tháp chuyên dùng trong xây dựng.
Cần trục bánh lốp

Hình 3: Cấu tạo cần trục bánh lốp


1. Móc câu ; 2. dây cáp nâng hạ vật ; 3. Cần 4. Hệ thống nâng cần ; 5. Chân tựa 6. Thiết bị tựa quay ; 7. Buồng lái


Đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo của cần trục bánh lốp tương tự cần trục bánh xích.Đều có các bộ phận cơ bản như : móc câu 1 ; dây cáp 2 dùng để nâng hạ vật ; cần trục 3 cấu tạo thường là dàn không gian với các đoạn cần trung gian để thay đổi chiều dài ; Hệ thống nâng cần 4 ; thiết bị tựa quay 6 và buồng lái 7. Riêng cần trục bánh lốp có dùng các chân tựa 5 khi làm việc với tải trọng lớn.


Nguyên lý hoạt động


Khi làm việc với tải trọng khá lớn,các chân tựa của máy được đặt tựa chắc chắn trên nền đất. Móc câu 1 móc vào vật. Cần trục hoạt động tương tự như cần trục bánh xích.Thiết bị động lực nằm trên phần quay của cần trục bánh lốp có nhiệm vụ dẫn động các chuyển động khác như :nâng hạ vật và nâng hạ cần; hoặc nâng hạ vật và quay cần trục để đưa vật cần di chuyển đến vị trí cần thiết.
Khi cần đưa vật lên cao,cần 3 có thể thay đổi chiều dài cần nhờ cấu tạo các đoạn trung gian.Chiều cao nâng có thể lên tới 55m .


Hình 4: Sơ đồ dẫn động các cơ cấu của cần trục bánh lốp
a) Thiết bị động lực ; b) Cơ cấu quay c) Cơ cấu nâng hạ cần
Các thông số cơ bản của máy: Cần trục tự hành dùng cơ cấu di chuyển bằng bánh lốp có rất nhiều loại với nhiều hãng sản xuất khác nhau.Mỗi máy có thông số kĩ thuật khác nhau.
Ví dụ: Cần trục tự hành bánh lốp NK-12005 do hãng KATO( Nhật Bản) sản xuất: (Tham khảo tài liệu Sổ tay chọn máy thi công,tác giả Vũ Văn Lộc (chủ biên),NXB xây dựng)
Sức nâng lớn nhất +Có chân chống 0,95 - 120 T
+không có chân chống 48T
Tầm với (min/max) 3–40 m
Độ cao nâng (min/max) 14 - 48,5 m
Tốc độ nâng (min/max) 3,1 – 102 m/phút
Chiều dài cần 13,6 – 50 m
Công suất động cơ 220
Tốc độ quay của bàn quay 0,5 - 1,9 vòng/phút
Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

- Tải trọng nâng lớn
- Khoảng không gian phục vụ rộng (Chiều cao nâng có thể lên tới 55m,tầm với đến 38m)
- Cơ động trong việc di chuyển.Có thể tự di chuyển dễ dàng đến địa bàn thi công
Nhược diểm:
Phạm vi sử dụngNhờ có nhiều ưu điểm như trên mà cần trục bánh lốp được sử dụng rộng rãi trên các công trường xây dựng công nghiệp.

Cần trục lưu động ô tô


Hình 2: Cấu tạo cần trục lưu động ôtô
1. Móc 2. Palăng nâng hạ vật 3. Dây cáp 4. Cần trục chính 5. Trục phụ đỡ trục chính 6. Buồng điều khiển cần trục 7. Buồng điều khiển xe 8. Thiết bị tựa quay 9. Chân trụ thăng bằng

Đặc điểm cấu tạo

Móc 1 dùng giữ vật được trên không
Pa lăng 2 nối với móc dùng thông qua dây cáp để tịnh tiến vật lên xuống
Dây cáp 3 gắn vào pa lăng
Cần trục chính 4 gồm ống và lỏi, lỏi có thể tịnh tiến trong ống giúp cho cần trục dài ngắn tùy ý
Cần trục phụ 5 có cấu tạo như trên co nhiệm vụ đỡ cần trục chính
Phần cần trục trên thông qua thiết bị tựa quay 8 có thể quay quanh trục làm dể dàng cho việc đưa vật tới nhiều nơi .


Chân trụ giúp cần trục thăng bằng trong lúc làm việc

Nguyên lý hoạt động

Pa lăng nâng hạ vật được nối với móc câu thông qua hệ thống dây cáp có thể có thể dài ra hoặc ngắn làm cho móc câu có thể chuyển động lên xuống. Mặt khác cần trục chính có thể kéo dài hoặc thu ngắn nhờ xy lanh thủy lực tác dụng 2 chiều. Để tăng khoảng không gian phục vụ của cần trục trên đầu đoạn cần di động có cần mỏ vịt với các chiều dài khác nhau và góc ngiêng khác nhau. Cần trục có thể đưa lên cao hoặc hạ thấp thông qua cần trục phụ và đồng thời cần trục có thể xoay xung quanh trục giữa máy nên việc nâng hạ và di chuyển vật rất cơ động.
Các thông số cơ bản của máy:
Ưu nhược điểm

Ưu điểm:
- Cần trục ô tô với dẫn động riêng bằng truyền động thủy lực hoặc điện có sơ đồ truyền động đơn giản hơn, có độ tin cậy cao hơn, điều khiển dễ dàng, đảm bảo khả năng điều chỉnh tốc độ có chuyển động của cần trục ở phạm vi rộng
- Không để lại dấu trên nền đường đi qua
Nhược điểm:
- Khó di chuyển trên công trường đồi dốc
- Chỉ nâng được vật có tải không lớn
- Vật được nâng không quá cao so với mặt đất
Phạm vi sử dụng

Do tính di động dể dàng nên cần trục ô tô được sử dụng rộng rãi ở các công trình dân dụng và công nghiệp vừa và nhỏ.